Một số quy định cụ thể về thu hồi rừng

Quy định thu hồi đất và rừng (được quy định thống nhất):
Việc thu hồi rừng được thực hiện theo quy định tại Điều 22, khoản 1 Điều 28 và khoản 3 Điều 29 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Khoản 4 Điều 26 NĐ số 23/2006/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp nhà nước thu hồi rừng đồng thời với việc thu hồi đất thì việc thu hồi đất, thu hồi rừng được thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật về đất đai.
Khoản 2 Điều 22 Luật bảo vệ và phát triển rừng: Việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một số quy định cụ thể về thu hồi rừng

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng - Ảnh NVB
- Thẩm quyền (Luật đất đai 2013 thống nhất với quy định này)
Điều 28 Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng:
1. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
c) Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giao, cho thuê rừng nào thì có quyền thu hồi rừng đó.
2. Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác lập.
Khoản 3 Điều 29 Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định thẩm quyền giao rừng, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư thôn được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn;
b) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền thu hồi rừng của cộng đồng dân cư thôn theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h và i khoản 1 Điều 26 của Luật này hoặc khi cộng đồng dân cư thôn di chuyển đi nơi khác.

Trình tự thu hồi rừng để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp huyện

Thực hiện quy định chi tiết tại Khoản 2 mục IV TT số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 về thu hồi rừng đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Luật bảo vệ và phát triển rừng và khoản 2 Điều 26 NĐ số 23/2006/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện để thực hiện dự án đầu tư.
Bước 1: lập phương án bồi thường, thu hồi rừng
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập phương án tổng thể về bồi thường, thu hồi rừng trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Bước 2: trình duyệt phương án bồi thường và quyết định về thu hồi rừng
Việc trình duyệt phương án bồi thường và quyết định về thu hồi rừng như sau:
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho các chủ rừng bị thu hồi rừng. Trong đó nói rõ lý do, đặc điểm khu rừng thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường thu hồi rừng.
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập và trình phương án bồi thường của địa phương mình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm trình quyết định thu hồi rừng lên uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3: phê duyệt phương án bồi thường và quyết định thu hồi rừng
- Sau khi nhận được hồ sơ thu hồi rừng của uỷ ban nhân dân cấp huyện và của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng, quyết định xét duyệt phương án bồi thường, thu hồi rừng cho uỷ ban nhân dân cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường hợp diện tích rừng thu hồi có rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đang sử dụng thì sau nhận được quyết định thu hồi rừng của uỷ ban nhân dân khi cấp tỉnh, uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký quyết định thu hồi rừng cụ thể đối với mỗi chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
Bước 4: quản lý rừng, giao rừng sau khi bồi thường, thu hồi rừng
Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bồi thường, thu hồi rừng và giải quyết quản lý diện tích rừng thu hồi như sau:
- Trường hợp đã có dự án đầu tư được phê duyệt thì giao cho nhà đầu tư để thực hiện dự án.
- Trường hợp rừng được thu hồi để chuyển mục đích sử dụng ngoài mục đích lâm nghiệp, việc khai thác tận dụng, tận thu được thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý khai thác rừng.
 
Ngoài các quy định tại Khoản 2 mục IV TT số 38/2007/TT-BNN, trình tự, thủ tục thu hồi rừng còn được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về bồi thường, thu hồi tài sản khi nhà nước thu hồi đất cho các mục đích kinh tế, an ninh, quốc phòng.
Nguyễn Văn Bách TH
Tài liệu, tình huống tham khảo: 
Thủ tục và hồ sơ liên quan đăng tại www.kiemlam.gov.vn tại đây.
Đền bù đối với đất rừng có sổ đỏ.
Cộng đồng dân cư được bồi thường những gì khi Nhà nước thu hồi đất rừng?
- Bồi thường hỗ trợ đất rừng theo NĐ 163/1999/NĐ-CP.
- Khoản 1 Điều 17 Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của UBND tỉnh Điện Biên quy định xử lý trường hợp, bồi thường đất lâm nghiệp trong phạm vi quy hoạch đất lâm nghiệp đã giao đất, cấp GCN quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho người sử dụng đất nhưng hiện tại là đất sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất.

Bạn biết gì về Trung tâm Quản lý đất đai huyện Tuần Giáo?

Thống kê truy cập từ 01/2018
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay319
  • Tháng hiện tại62,853
  • Tổng lượt truy cập1,581,980
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây