Thông báo lựa chọn Tổ chức đấu giá tài...

Quyền sử dụng đất thửa đất Kho lương thực (cũ), khối Trường Xuân, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; 6...

Đại hội Chi bộ Trung tâm Quản lý đất đai...

Thực hiện kế hoạch số 74-KH/HU, ngày 31/10/2019 của Huyện uỷ Tuần Giáo về thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019...

Thông báo đấu giá Quyền sử dụng đất thửa...

Tên người có tài sản: Trung tâm Quản lý đất đai huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện BiênĐịa chỉ: Khối Tân Giang, thị trấn Tuần...

Thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài...

Quyền sử dụng đất đất thửa đất số 119, tờ bản đồ số 27, khối Tân Thủy, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo

Tiếp tục các biện pháp cấp bách phòng,...

Trung tâm Quản lý đất đai huyện Tuần Giáo liên tục cập nhật liên tục các chỉ đạo của cấp trên về phòng, chống dịch...

Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại có hiệu lực ngày24/02/2020

Thứ ba - 25/02/2020 09:36
Nghị định này quy định về Thừa phát lại, tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 24/2/2020 là ngày Nghị định số 08/2020/NĐ/CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại có hiệu lực.
1. Thừa phát lại: Là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thừa phát lại được thực hiện các công việc sau: Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự; Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án. Để trở thành thừa phát lại, cá nhân phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Công việc Thừa phát lại được làm: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định; xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định và pháp luật có liên quan; tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Nghị định cũng quy định những việc Thừa phát lại không được làm bao gồm:

1 - Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

2- Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

3- Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

4- Trong khi thực hiện nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, gì.

5- Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Theo Nghị định quy định, Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định và pháp luật có liên quan. Văn phòng Thừa phát lại do 1 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 2 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình; thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật; ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định và các quyền khác theo quy định và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê; niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng; thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu; mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;...

Kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại

Hoạt động tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, hoạt động xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án của Thừa phát lại chịu sự kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, pháp luật tố tụng, pháp luật thi hành án dân sự, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao và những nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác Thừa phát lại.

UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND các cấp và các cơ quan có liên quan trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Thừa phát lại thực hiện công việc của mình.
2. Lập vi bằng

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm.

Về thủ tục lập vi bằng : Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.

Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.
UBND huyện Tuần Giáo ban hành Công văn 65/UBND-TP ngày 20/01/2020 Triển khai thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LĐ sở chụp ảnh lưu niệm Quang cảnh buổi Tọa đàm Đoàn VĐV, CĐV tham dự Giải cầu lông Đại diện Đoàn Tuần Giáo tặng lẵng hoa chúc mừng VĐV tham gia tranh tài

Bạn biết gì về Trung tâm Quản lý đất đai huyện Tuần Giáo?

Thống kê truy cập từ 01/2018
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay298
  • Tháng hiện tại92,980
  • Tổng lượt truy cập1,511,185
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây