Bồi thường thiệt hại công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Cơ sở pháp lý: Luật đất đai; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; Luật Đấu thầu

Bồi thường thiệt hại công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Ảnh minh họa
* Điều kiện bồi thường, hỗ trợ:
Theo Luật đất đai công trình hạ tầng kỹ thuật có thể được bồi thường hoặc không bồi thường:
Điều 89. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất
3. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Điều 92. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất
3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Điều 69. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

....

b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

3. Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

...........................
* Nội dung phương án bồi thường:
Nội dung bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014

Điều 28. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án không thuộc trường hợp quy định tại Điều 17 của Nghị định này

1. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 17 của Nghị định này gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Họ và tên, địa chỉ của người có đất thu hồi;

b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất thu hồi; số lượng, khối lượng, giá trị hiện có của tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại;

c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;

d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;

đ) Chi phí lập và tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng;

e) Việc bố trí tái định cư;

g) Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;

h) Việc di dời mồ mả.

2. Việc lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 của Luật Đất đai và phải niêm yết, tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân trong khu vực có đất thu hồi ít nhất là 20 ngày, kể từ ngày niêm yết.

 

Điều 32. Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm: Tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với đất thu hồi để thực hiện dự án đầu tư, chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các khoản chi phí khác.

Việc xác định tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án được quy định như sau:

a) Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào kinh phí thực hiện dự án đầu tư;

b) Bộ, ngành có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; chấp thuận, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ nhưng do Bộ, ngành thực hiện và các dự án do Bộ, ngành làm chủ đầu tư;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

d) Trường hợp chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện các dự án không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này.
* Tổ chức lựa chọn đơn vị thực hiện di dời:
Luật Đấu thầu
Điểm đ, Khoản 1, Điều 22 áp dụng chỉ định thầu để thực hiện. Tuy nhiên việc chỉ định thầu phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu và nhà thầu được chỉ định phải có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu, như sau:
Điều 22. Chỉ định thầu

1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

...đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

Điều 36. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a) Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;

b) Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.

2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:

a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu;
Tóm lại:
Điểm đ, Khoản 1, Điều 22 và Khoản 1, Điều 73 Luật Đấu thầu quy định một trong các trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu là gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Việc chỉ định thầu phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 22 Luật Đấu thầu. Người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 74 của Luật này. Đối với phần công việc không thuộc trường hợp được chỉ định thầu theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu, chẳng hạn như khảo sát thiết kế cho việc di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu gói thầu khảo sát thiết kế có giá không quá 500 triệu đồng thì được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Trong các trường hợp trên, trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện công tác khảo sát thiết kế; di dời công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 7 Luật Đấu thầu. Việc trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Luật Đấu thầu. [tại đây]
.............................
- Tham khảo Bài viết: Bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh khi Nhà nước thu hồi đất theo Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ;
- Tham khảo Bài viết: Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện công tác khảo sát thiết kế; di dời công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;

Nguyễn Văn Bách tổng hợp

Bạn biết gì về Trung tâm Quản lý đất đai huyện Tuần Giáo?

Thống kê truy cập từ 01/2018
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay24
  • Tháng hiện tại22,969
  • Tổng lượt truy cập2,242,668
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây